Thông tin thị trường

Nông sản Việt bán giá tốt khi được bảo hộ tại nước ngoài

26/04/2024

Số lượng đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây, trong số này có hàng chục nông sản được bảo hộ thành công ở nước ngoài góp phần tăng giá lên 15-25%.

Từ mùa vải 2021, gia đình anh Vũ Văn Mến (xã Quý Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang) không còn lo chuyện vải "được mùa mất giá" vì vườn vải nhà anh cùng 7 hộ tham gia, tổng diện tích hơn 10 hecta đã được "cấp giấy thông hành" ở thị trường Nhật Bản. Anh cho biết, so với trước khi được gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, giá bán vải thiều sạch cao hơn bình thường từ 15-25%.

Chị Đặng Thị Khuynh, cán bộ khuyến nông xã Quý Sơn cho biết, để đáp ứng các tiêu chí của thị trường xuất khẩu và được Nhật Bản cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn, quy trình trồng phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật khắt khe. Từ cây giống, đất, nước, phân bón đến quá trình chăm sóc, thu hái, bảo quản theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Cây vải thiều không được trồng xen với cây khác, không được chăn nuôi trong khu vực vườn trồng.

Theo Sở Công Thương Bắc Giang, năm 2021 đã có 201 tấn vải thiều được xuất khẩu sang Nhật Bản, năm 2023 con số này là 254 tấn và năm 2024 dự kiến 500 tấn.

Vải
Sản lượng: 30
Mùa vụ: Mùa thu